Đây là lần đầu tiên Thể thao Việt Nam xếp thứ nhất toàn đoàn trong một kỳ SEA Games không phải là nước chủ nhà và là lần thứ 3 đứng đầu bảng tổng sắp SEA Games. Thành tích ấn tượng của thể thao Việt Nam lần này không thể không kể đến nỗ lực của các VĐV tiêu biểu, như “cô gái vàng” bộ môn Điền kinh Nguyễn Thị Oanh với 4 HCV cá nhân trong đó có 2 nội dung 1.500m và 3.000m vượt chướng ngại vật với thời gian nghỉ giữa 2 nội dung chỉ vỏn vẹn 15 phút.
Hay đội tuyển bóng đá nữ đã bảo vệ thành công chức vô địch lần thứ 8 liên tiếp trong lịch sử SEA Games, lên đường tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới - World Cup nữ 2023 đầy tự hào.
Thể thao Việt Nam đang đi đúng hướng
Ông Đặng Việt Hà - Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam khẳng định thành công tại SEA Games 32 đến từ sự nỗ lực hết mình và thi đấu thăng hoa của các VĐV. Ông cũng tin rằng thể thao Việt Nam đang đi đúng hướng theo Chiến lược Thể dục Thể thao đến năm 2035. Cụ thể, từ năm 2014, thông qua Nghị định số 59/2014/NĐ-CP, Chính phủ đã khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong một số lĩnh vực, bao gồm thể thao, tích cực thúc đẩy sự hợp tác đầu tư giữa các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trong việc phát triển thể thao quốc gia.
Như trong năm 2022 khi Việt Nam đăng cai SEA Games 31, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cùng Tổng cục Thể thao Việt Nam phối hợp cùng Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ra mắt sáng kiến “Việt Nam thắng Vàng” nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung tay cổ vũ, khích lệ tinh thần cho các tuyển thủ quốc gia, cùng quyết tâm vươn lên dẫn đầu với thành tích HCV đột phá. Qua chương trình, Sabeco, thông qua thương hiệu Bia Saigon đã đóng góp 5 tỉ đồng hỗ trợ các VĐV tài năng Việt Nam. Toàn bộ khoản đóng góp được trao cho các VĐV được tuyển chọn bởi Tổng cục TDTT để hỗ trợ quá trình tập luyện hướng đến các thành tích cao hơn tại các giải đấu quốc tế trong và ngoài nước.
Đến thời điểm tháng 6/2023, Sabeco đã hoàn tất việc chuyển toàn bộ 5 tỉ đồng cho Tổng cục TDTT để hỗ trợ tài chính hàng tháng cho các VĐV, hỗ trợ chi phí du đấu và mua sắm trang thiết bị luyện tập cho bộ môn bắn cung và cầu lông.
Bên cạnh đó, Sabeco và Bia Saigon cũng chung tay với các bên để vinh danh các tài năng thể thao đạt thành tích cao như trao thưởng 2,89 tỉ đồng cho các VĐV “thắng vàng” tại SEA Games 32.
Sabeco và Bia Saigon còn là nhà tài trợ chính của bộ phim tài liệu đầu tiên về đội tuyển bóng đá nữ quốc gia “Vietnam - Where are you?”. Được thực hiện bởi Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phối hợp cùng nhà sản xuất ViewFinder, bộ phim dự kiến ra mắt vào dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2023. Bộ phim kể lại hành trình đến World Cup 2023 của đội tuyển, qua đó giúp cộng đồng ghi nhận những chiến công xứng đáng và dành sự quan tâm nhiều hơn nữa cho các tuyển thủ nữ.
Bà Venus Teoh Kim Wei - Phó Tổng giám đốc Sabeco phụ trách Marketing từng nhận định: “Chúng ta không thể thúc đẩy sự phát triển của thể thao Việt Nam mà không có các VĐV. Họ là những người đại diện cho Việt Nam tại các giải đấu quốc tế và những VĐV thắng giải luôn là nguồn cảm hứng to lớn với tất cả mọi người, khơi gợi lòng tự hào dân tộc. Vì vậy chương trình hỗ trợ của Bia Saigon tập trung vào sự phát triển của các VĐV nhằm mang đến những gì tốt đẹp nhất cho Việt Nam.”
Không chỉ dừng lại ở thể thao chuyên nghiệp, Sabeco và Bia Saigon cũng là gương mặt quen thuộc của các giải thể thao cộng đồng nhằm khích lệ tinh thần thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh cho người Việt. Trong đó có thể kể đến dự án “Nâng bước thể thao” hợp tác cùng Trung ương Đoàn với mục tiêu xây dựng 30 sân thể thao công cộng trên cả nước trong vòng 3 năm 2022-2024; nhiều năm liên tiếp đồng hành cùng Giải bóng đá 7 người Vô địch toàn quốc - Bia Saigon Cup, Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền phong, và sắp tới là giải VnExpress Marathon Nha Trang vào tháng 8/2023.
Ươm mầm tài năng phát triển, song hành thúc đẩy rèn luyện tinh thần thể thao trong cộng đồng là hoạt động không thể thiếu trong cam kết bền vững của Sabeco xoay quanh 4 trụ cột: Tiêu thụ (Consumption), Bảo tồn (Conservation), Đất nước (Country) và Văn hóa (Culture), nhằm mang đến những gì tốt đẹp nhất cho con người cùng đất nước Việt Nam.
Thanh Trúc
" alt=""/>Trái ngọt từ nỗ lực ‘phá vỡ giới hạn’ của thể thao Việt NamTheo ông, hiện nay, bên cạnh cơ chế đang thực hiện thì đối với đất nông nghiệp có thể sử dụng đa mục đích. Điều này sẽ tăng hiệu quả đất đai, để người sử dụng khai thác quỹ đất này lớn hơn.
Ông cũng yêu cầu TP.HCM nên nghiên cứu một cơ chế nào đó để tỷ lệ đất nông nghiệp hiện nay phù hợp với một thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Còn giữ tỷ lệ như hiện tại (53,39%) là quá lớn.
“Ở đây tôi muốn nói, không nên coi đất nông nghiệp chỉ là đơn thuần làm kinh tế nông nghiệp, mà nên coi đất nông nghiệp là không gian về môi trường và sinh thái”, ông Hà chia sẻ.
Tư lệnh ngành TN-MT cũng chỉ rõ, với đất nông nghiệp, đa mục đích không chỉ nông nghiệp đa mục đích mà còn là dịch vụ, như du lịch về nông nghiệp, thương mại về nông nghiệp và sản xuất dược liệu trong lâm nghiệp. Theo ông, tinh thần của Luật Đất đai bây giờ cũng theo hướng này.
Ngoài vấn đề đất nông nghiệp, theo Bộ trưởng Hà, đối với TP.HCM thì bài toán quy hoạch là hết sức quan trọng. Vì hiện nay, TP đang đối mặt với những vấn đề tắc nghẽn như giao thông, triều cường, ngập lụt…
Trong quy hoạch phải xử lý một cách căn cơ, bất cứ quy hoạch nào cũng phải đủ trình độ để xử lý các vấn đề tắc nghẽn nói trên. Ông Hà cũng thừa nhận, để thực hiện các vấn đề này thì với cơ chế hiện hành sẽ không làm được. Muốn làm được, đầu tiên phải điều tra được địa chất thủy văn và địa chất công trình trên toàn bộ Thành phố. Phải xác lập được dữ liệu về đo đạc bản đồ số để xác định độ cao trên toàn bộ cốt nền của TP.
Theo ông, TP.HCM có địa chất nền yếu và thấp, đòi hỏi phải có quy hoạch căn cơ là điều cần thiết. Hiện nước biển đang dâng nên TP.HCM phải tính đến vấn đề này. Phải tiến hành một cách bài bản mới quản lý được đô thị.
TP.HCM đẩy nhanh việc chuyển đất trồng lúa sang đất dự án
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo UBND Thành phố danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn, chuẩn bị trình HĐND kỳ họp tới.
Nếu được HĐND Thành phố thông qua, TP.HCM sẽ thu hồi 768ha đất để thực hiện các dự án và chuyển mục đích sử dụng gần 1.500ha đất trồng lúa cho người dân.
Trước đó, kể từ khi Nghị quyết 54 (Nghị quyết về cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM) được thông qua năm 2017, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, lập danh mục các dự án chuyển mục đích trồng lúa, trình HĐND TP thông qua 32 dự án trên 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích hơn 1.843ha.
Cụ thể, tháng 7/2018, HĐND TP đã thông qua 28 dự án chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích hơn 1.722ha.
Trong năm 2018 và năm 2019, HĐND TP tiếp tục thông qua 4 dự án chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích hơn 120ha.
Trong buổi giám sát của HĐND về Nghị quyết 54, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, Nghị quyết 54 giúp thành phố được chủ động, xem xét chuyển mục đích các dự án sử dụng trên 10ha đất trồng lúa giúp rút ngắn thời gian thực hiện và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Điều này đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt có hiệu quả, tạo nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Ông cho rằng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng một lượng lớn đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ bổ sung quỹ đất sạch vốn đang rất khan hiếm cũng như tạo sự bứt phá cho kinh tế TP.HCM.
Bên cạnh đó, TP.HCM đã và đang xây dựng Đề án chuyển các huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM thì nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để phát triển đô thị từ các huyện này khá lớn.
Mới đây, trong một hội thảo góp ý về sửa đổi Luật Đất đai, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng đề xuất Trung ương cần phân cấp cho HĐND TP được quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa; Rút ngắn thời gian thông báo đối với đất nông nghiệp từ 3 tháng xuống còn 1 tháng, đất ở từ 6 tháng xuống còn 3 tháng; Phân cấp việc xác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ cho UBND cấp huyện thực hiện...
Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti ngày 28/12, ông Lavrov lưu ý rằng, mục tiêu mà Israel đặt ra có vẻ tương tự với đích đến "phi quân sự hóa và "phi phát xít hóa" mà Nga theo đuổi tại Ukraine kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thực hiện một chiến dịch ném bom không ngừng nghỉ vào Dải Gaza trong hai tháng qua sau khi nhóm quân Hamas bất ngờ tấn công nước này vào 7/10. Cuộc tấn công của nhóm chiến binh Palestine làm 1.200 người Israel thiệt mạng, hơn 200 người bị bắt làm con tin. Theo giới chức Gaza, các cuộc tấn công đáp trả của Israel đã làm hơn 21.000 người thiệt mạng.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố, mục tiêu cuối cùng của IDF là tiêu diệt hoàn toàn phong trào Hamas dưới mọi hình thức cũng như loại bỏ chủ nghĩa cực đoan ở Gaza.
Trong cuộc phỏng vấn, Ngoại trưởng Nga cho hay, chính phủ Israel dưới thời cựu Thủ tướng Yair Lapid đã lên án hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine và cáo buộc Moscow tấn công dân thường, sáp nhập lãnh thổ của Ukraine. Theo ông Lavrov, điều đó là không công bằng.
Cùng lúc, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng chỉ ra rằng Thủ tướng Israel đương nhiệm Benjamin Netanyahu đã không cho phép mình đưa ra bất kỳ tuyên bố nào liên quan tới Nga, bất chấp những chỉ trích của quốc tế và việc ông Netanyahu đang ở trong tình thế khó khăn.
Ông Lavrov kể thêm rằng Thủ tướng Israel đã có 2 cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin và người Israel đã giúp Moscow sơ tán công dân khỏi Dải Gaza.
Nga đã nhiều lần kêu gọi Israel và Hamas chấm dứt các hành động thù địch ở Gaza, trong đó Tổng thống Putin tuyên bố rằng cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Trung Đông là thông qua công thức “hai nhà nước” được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn.
Trong khi đó, ông Netanyahu đã từ chối gửi viện trợ quân sự cho Ukraine và thay vào đó tự đề nghị mình làm trung gian hòa giải tiềm năng cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev.
>> Xem thêm tin quân sự thế giới trên báo VietNamNet